Đây là một khái niệm trong đạo giáo về cảnh giới tu hành đan đạo chí cao mà người trong đạo giáo đều mong ước. Vậy cảnh giới này cụ thể là gì?
1. Khái niệm Tam Hoa Tụ Đỉnh
Đây là trạng thái của Tinh – Khí – Thần hợp nhất nơi Thượng Đan Điền – Thượng Huỳnh đình – Nê Hoàn Cung nơi trên người.
Hành giả đạt được trạng thái này được gọi là Chân Nhân, là bậc tiên nhân giữa đời thường vậy.
Khi ấy, nếu ai đó hữu duyên tiếp xúc với Chân Nhân ấy, tự nhiên sẽ cảm thấy bình yên, an lạc một cách lạ kỳ. Những vướng mắc trong tâm thân, những phiền não, loạn động đều tự nhiên tiêu biến. Những câu hỏi chưa từng được hỏi hốt nhiên đã được thông suốt tự bao giờ.
Để đạt được trạng thái này, Chân Nhân cần trải qua những khảo nghiệm của kiếp sinh, rất nhiều lý sự diễn ra đầy dẫy cám dỗ, hoặc là nỗi bi thương, tuyệt vọng đến cùng cực… để rồi sau những điều như thế, mọi chuyện diễn ra quanh người ấy đã chẳng còn gì có thể vướng bận nữa. Đây gọi là độ kiếp trên bước đường tu Đạo, chuyển hóa tâm thân một cách mạnh mẽ và vô cùng khắc nghiệt.
Có người, trong giai đoạn độ kiếp này, vì bệnh tật, nạn tai, khảo nghiệm quá nặng nề đến nỗi thoái tâm, sa vào các đường dữ… có khi tổn thất luôn thân mạng và phần hồn phách cũng chẳng còn tỉnh táo thanh tịnh nữa. Thế nên người xưa có câu, đường tu Chân Đạo, “nhất niệm Tiên Tôn, nhất niệm sinh ma hồn” cũng vì lẽ này.
>> Tham khảo: Review Tu Chân Thế Giới – TG Phương Tưởng.
Thêm vào đó, việc hiểu sai khái niệm luyện Tam Bảo Tinh Khí Thần hợp nhất khiến cho hành giả Đạo Gia thất bại ngay từ giai đoạn luyện Kim Đan nơi Tam Đan Điền.
Việc này cần biết cách dẫn khí lục phủ ngũ tạng để cho thân mạnh, thân mạnh tức Tinh mạnh, thì mới phát xuất Khí tinh anh.
Muốn lục phủ ngũ tạng mạnh cần ăn uống dưỡng sinh phù hợp với cơ thể từng người, tựu chung vẫn là thuần trai thanh tịnh, không dầu mỡ, không hóa chất bảo quản, không gia vị chế biến nhiều, chỉ dùng vị tự nhiên của rau củ quả.
Bên cạnh đó là tiết chế lòng tham dục cho đến tuyệt tận chẳng còn một mảy tạp niệm loạn động. Tham dục này bao gồm tất thảy những gì mà thân, ý ham muốn. Từ chuyện ăn ngon, mặc đẹp, được người tôn trọng, được thỏa mãn chuyện tình cảm, chuyện chăn gối…
Sau khi Thân Tâm đã tĩnh mịch thì lục phủ ngũ tạng mới kiên định, khỏe mạnh không bị loạn khí, từ đó sẽ có thể tiết ra thanh khí thuần lương.
Và phần đông các trường phái luyện Đan Dược bị nhầm lẫn điểm này:
Là hiểu chữ Tinh tức là tinh dịch của nam, là noãn bào của nữ. Nên luyện Tinh hóa Khí tức là vận nội lực, năng lượng để đốt, để dẫn cho phần Tinh này bốc lên trên ngực, lên não gọi là Tinh hóa Khí và Khí hiệp Thần. Cái này là bậy, bảo đảm chỉ có tự mình hại mình, không bị tẩu hỏa nhập ma, không bị điên loạn thần trí, không bị tổn hại nặng nề các đường kinh mạch và đại huyệt lớn trong người là may mắn. Có thể sẽ không giữ được mạng nếu vận khí quá nhiều làm khô luôn tạng phủ và tế bào trong thân, là bị khô máu, khô xác vậy.
Là không hiểu Tam Hoa Tụ Đỉnh là một thân tâm hoàn toàn thanh tịnh thuần lương như hư không. Chưa trường trai giới sát, còn ăn mạng chúng sinh, mà đã muốn luyện Đan Đạo.
Trường hợp này còn tệ hại hơn trường hợp đầu.
>> Tham khảo: ÂM PHÙ KINH.
Là muốn luyện Đan đạo nhằm mục đích trường sinh bất tử, trường tồn với Thiên Địa, mà chẳng có một lý do nào xứng đáng để trường tồn cùng Thiên Địa. Lại đem lòng tham lam làm mục đích luyện Đạo. Muốn trường sinh bất tử để giữ vững gia sản, quyền lực và tận hưởng các thú vui trong nhân gian, lại được chúng sinh tôn sùng là Thần Tiên. Thế nên rất nhiều bậc vua chúa, trưởng giả, đại thế gia tìm các phương thuật sĩ bào chế cho Đan Dược mà cầu trường sinh. Trong khi, Cửu Chuyển Bát Quỳnh Đan lại được hiểu là có thủy ngân, chu sa, thần sa, vàng ròng trong đó, uống vào không ngộ độc chết mới là lạ lắm vậy.
Đường tu Chân Đạo, chưa bao giờ là dễ dàng cả.
2. Kinh điển về tu hành, dưỡng sinh của Đạo giáo
Theo bản chất thì “Tam Hoa” chính là “Tam Dương”. Cái gọi là “Tam Dương” cũng chính là âm dương hòa hợp hoàn toàn, trong đó bao gồm “Âm Trung Chi Dương”, “Dương Trung Chi Dương”, “Âm Dương Trung Chi Dương”.
“Tam Dương” cũng chính là sự đối ứng phù hợp theo Thiên Can và Phương Vị.
Trung Quốc cổ đại quan niệm “Thủy” thuộc phương bắc, Thiên Can là Nhâm và Quý, trên cơ thể người thì cùng Thận đối ứng;
“Hỏa” thuộc phương nam, Thiên Can là Bính và Đinh, trên cơ thể người thì cùng Tim đối ứng
“Kim” thuộc phương tây, Thiên Can là Canh và Tân, trên cơ thể người thì cùng Phổi đối ứng.
Thận điều hòa, chuyển hóa tinh hoa, Tim giữ vững, điều hòa tâm thần, Phổi điều hòa, chuyển hóa khí.
>> Tham khảo: [Audio] Mật Mã Tây Tạng.
Thủy ở phương bắc là âm phương, đối ứng Thiên Can là Nhâm và Quý, một âm một dương, Nhâm là Dương, Quý là âm đó gọi là “Âm trung chi dương”.
“Hỏa” ở nam phương là dương phương, đối ứng Thiên Can là Bính và Đinh, cũng là một âm một dương, Bính là dương mà Đinh là âm, đó gọi là “Dương Trung Chi Dương”
“Kim” ở tây phương là âm phương, đối ứng phổi bỏ cũ lấy mới, trao đổi giữa trong và ngoài, có tính chuyển đổi cả âm cả dương, đó gọi là “Âm Dương Trung Chi Dương”
Kẻ luyện nội đan chú trọng “Luyện tinh hóa khí” chính là dùng thận giữ lại Thủy tinh túy
“Luyện khí hóa thần” chính là dùng phổi giữ cho hành Kim luôn luôn ổn định
“Luyện thần hoàn hư” cũng chính là dùng Tim trừ đi tâm Hỏa. Tam Hoa cũng chính là “Tam dương”, hay tinh-khí-thần sau khi được rèn giũa, cuối cùng tụ tại Nê Hoàn Cung, đó gọi là “Tam Hoa Tụ Đỉnh”.
>> Tham khảo: [Audio] Phi Thiên – Dược Thiên Sầu.
Nhưng hiện nay có rất nhiều tranh cãi về Nê Hoàn Cung, có người giải thích nó chính là huyệt Bách Hội – đỉnh đầu người, có người giải thích nó nằm ở Tuyến Tùng chúng ta khó có thể hiểu rõ nhưng từ chữ Cung ta biết chắc chắn nó nằm trên đường giữa chân mày đi qua đỉnh đầu tới gáy.
Ngũ Khí Triều Nguyên thì cách giải thích đơn giản nhất chính là năm dòng khí của cơ thể theo máu đi qua các bộ phận Gan, Tim, Lách, Phổi, Thận.
Nhưng khác với Nê Hoàn Cung, nơi tụ lại của năm dòng khí này được gọi là Nguyên-lại được giải thích, chỉ ra vị trí khá rõ ràng. Đó chính là huyệt Quan Nguyên, nhiều người cũng gọi đó là Đan Điền.