Home » Review Ma Thiên Ký – Vong Ngữ

Review Ma Thiên Ký – Vong Ngữ

by Nguyễn Chung
Ma Thiên Ký - Vong Ngữ

I/ Nội dung chính

Truyện Ma Thiên Ký kể về nhân vật Liễu Minh, thanh niên sống ở Hung đảo. Là nơi kỳ dị chứa chấp những kẻ tội phạm cực kỳ hung tàn, khi Hung đảo sụp đổ Liễu Minh liều mạng chạy trốn nhưng vẫn bị truy đuổi ngày đêm. Dù đã cố gắng tới cùng những hắn vẫn khốn trốn khỏi vận mạng bi thảm của mình.

Hắn thức tỉnh tại một thế giới mới, trong một thân phận mới. Liễu Minh lại được bắt đầu cho một khởi đầu mới, một chân trời mới, nơi hắn tiếp cận với thế giới tu chân rộng lớn bao la.

Liễu Minh tiếp nhận kiến thức mới, biết được tại Đại Huyền quốc có các tông môn với tầm ảnh hưởng lớn, khống chế cả triều đình như: Man Quỷ Tông, Thiên Nguyệt Tông, Huyết Hà Điện, Cửu Khiếu Sơn, Phong Hỏa Môn, Tứ gia Thượng Môn. Những môn phái có đủ loại phép thuật sai khiên được quỷ vật, điều khiển được phi kiếm.

Mang trong mình 2 linh hồn riêng biệt. Nhờ vậy mà quá trình tu luyện của hắn đạt gấp đôi người bình thường. Nhưng linh hồn kia chính là một ác ma, hắn muốn thôn tính cả Liễu Minh để trở thành một ma vật đích thực. Đó là một linh hồn khát máu và tàn bạo.

Vì sống lại một lần nữa nên hắn rất quý sinh mạng của mình, tuyệt đối không cho kẻ khác chiếm giữ. Bằng sự thông minh, cơ trí và cả những lọc lõi tinh ranh hắn đã được rèn luyện từ kiếp trước, Liễu Minh từng bước hoá giải được nguy cơ cho bản thân.

Liễu Minh cũng mang theo những đặc điểm tính cách của vị “Hàn Thiên Tôn” như cẩn thận, biết giấu mình, mưu trí. Đương nhiên cũng thông minh, cơ trí nhưng nổi trội nhất là tính quyết đoán khi hành sự, lúc cần làm thì quyết tâm làm đến cùng. Ẩn giấu tâm cơ rất sâu và vô cùng nguy hiểm, ra tay thường gọn gàng và mạnh mẽ khiến kẻ thù không kịp trở tay đối phó.

Nhưng dù có thông minh đến đâu vẫn có những sự việc vượt ra khỏi ngoài tầm kiểm soát của hắn, khiến cho truyện thêm phần hấp dẫn.

Tâm lý của từng nhân vật trong truyện cũng được miêu tả rõ ràng, có nét gần gũi với đời thường.

Nử tử: Liễu Minh có 2 thê tử là Già Lam và Diệp Thiên Mi, ngoài ra hắn còn có những hồng nhan bên ngoài, nhưng các nàng chỉ dám đứng từ xa nhìn mà thương nhớ.

>> Tham khảo: Review Phàm Nhân Tu Tiên.

II/ Hệ thống cảnh giới tu luyện

Luyện khí: sơ – trung – hậu kỳ

Linh đồ gồm: 12 trọng

Ngưng dịch cảnh (Linh sư): sơ – trung – hậu kỳ

Hoá tinh: sơ – trung – hậu kỳ

Giả đan là giai đoạn đã đột phá một bước nhỏ, trước khi hoàn toàn phá cảnh.

Chân đan: sơ – trung – hậu kỳ

Thiên tượng: sơ – trung – hậu kỳ

Thông huyền: lĩnh ngộ pháp tắc

Vĩnh sinh: viên mãn pháp tắc

Siêu thoát

Hệ thống tu luyện trong Ma Thiên Ký được tác giả miêu tả lạ nhưng chính vì vậy có cảm giác khó hiểu. Bù lại thì cốt truyện lôi cuốn. Các đạo hữu nếu đã từng đọc sẽ biết được khó rời mắt khỏi truyện như thế nào. Văn phong của Vong Ngữ vẫn hơi nghiêng về phong cách võ hiệp.

Đoạn kết hơi nhạt, những chương cuối tác giả viết cảm giác vội vàng, có nhiều tình tiết không được giải đáp, những nút thắt trong truyện vẫn chưa được mở ra và đã trở thành ẩn số để người đọc tự đoán.

>> Tham khảo: [Audio] Phi Thiên – Dược Thiên Sầu.

Những trích đoạn phiêu lưu, chiến đấu, tăng cảnh giới của Liễu Minh hấp dẫn nhưng nội dung trùng lặp, dễ gây nhàm chán. Nhân vật thì tu luyện chủ yếu dựa vào sự kiên trì và bàn lĩnh luyện đan của bản thân là chính.

Tác giả cho nhân vật chính là nhiệm vụ môn phái hơi bị nhiều thì phải? Hầu như phần đầu chỉ toàn đi thực hiện nhiệm vụ cho tông môn, rồi thi đấu với các môn phái khác. Cũng có những nhiệm vụ có vẻ hơi tầm xàm nữa như đi làm rộng, hái linh dược.

Related Posts

Leave a Comment