Home » Review truyện Tiên Nghịch – Nhĩ Căn

Review truyện Tiên Nghịch – Nhĩ Căn

by Nguyễn Chung
Vương Lâm - Tiên Nghịch - Vong Ngữ

1. Sơ lược nội dung

Vương Lâm là một người có bản chất ôn hòa, thích yên tĩnh và khá hòa đồng nhưng do một loạt những biến cố xuất hiện trong đời mà tính cách của hắn dần dần cải biến trở thành một người sát phạt, quyết đoán, mang tâm cơ rất sâu nhưng có một điểm hầu như không cải biến trong tính cách đó là chữ nhân, ta có thể thấy được điều này trong xuyên suốt bộ truyện, từ tình cảm với phụ mẫu và thê tử đến việc trả ân với những người đã giúp hắn.

Cuộc đời hắn cũng không có nhiều bằng hữu. Trái lại kẻ thù lại vô số. Kể cả khi trở cường giả một phương, hắn cũng không có nhiều thân cận hay đệ tử. Cũng có nhiều kẻ phải mang ơn và mắc nợ hắn. Trong truyện có một câu nói mà ta thấy xuất hiện rất nhiều trong truyện: “Vương Lâm ta dù không phải nhân từ nhưng ngươi không phạm ta thì ta cũng sẽ không phạm ngươi”.

Tính cách hắn là một điểm rất nổi bật, mang ý chí của một người nghịch thiên: “thiên phụ ta thì ta phải diệt thiên” do tính cách quyết đoán, tâm cơ âm trầm nên dù không có được thiên phú tuyệt hảo nhưng hắn cũng có thể làm được những điều mà nhiều thiên tài khác không làm được.

Đặc biệt Vương Lâm là một kẻ rất kiên trì, vô cùng kiên trì. Kiên trì từ lúc lết xác leo thềm đá để thử nghị lực. Hắn kiên trì tới mức chuyên tâm tu luyện Dẫn Lực Thuật. Một loại thuật pháp cơ bản cấp thấp trở thành một pháp thuật tấn công mạnh mẽ. Sau này, hắn cũng sử dụng nó để phi hành mà không cần dùng Ngự Không Thuật.

Đây chính là một nét tính cách của hắn mà ta thấy khâm phục và giữ làm tâm đắc cho mình. Tu luyện hết bộ này, các đạo hữu cũng sẽ tìm ra tâm đắc riêng của mình. Cuộc đời Vương Lâm sống chỉ muốn có một mục đích là hồi sinh lại thê tử của hắn, dù lên núi đao hay xuống biển lửa thì cũng không từ, và thê tử của hắn như một nghịch lân không ai dám động vào.

2. Cấp bậc tu luyện

Truyện rất dài, hệ thống tu luyện cũng rất đa dạng. Rất khó trong vài câu văn, hay một đoạn văn có thể liệt kê và miêu tả hết, Chỉ khi bạn đọc hết toàn bộ truyện thì mới có thể hiểu rõ toàn bộ cảnh giới Tiên Nghịch. Tuy nhiên, những cấp bậc tu tiên đầu tiên được tác giả Nhĩ Căn lý giải rất sâu sắc.

1/ Nhất bộ tung hoàng gồm:

Ngưng Khí: 15 Tầng Trúc Cơ: Sơ Kỳ — Trung Kỳ — Hậu Kỳ — Viên Mãn

Kết Đan: Sơ Kỳ — Trung Kỳ — Hậu Kỳ — Viên Mãn

Nguyên Anh: Sơ Kỳ — Trung Kỳ — Hậu Kỳ — Viên Mãn

Hóa Thần: Sơ Kỳ — Trung Kỳ — Hậu Kỳ — Viên Mãn

Anh Biến: Sơ Kỳ — Trung Kỳ — Hậu Kỳ — Viên Mãn

Vấn Đỉnh: Sơ Kỳ — Trung Kỳ — Hậu Kỳ — Viên Mãn Cảnh Giới Quá Độ: Âm Hư — Dương Thực Khởi đầu tu tiên chính là Luyện Khí Cảnh.

Lúc này, người tu tiên (tiên nhân hay luyện khí giả) hấp thu thiên địa linh khí trong trời đất. Tư chất càng mạnh, ngộ tính càng cao, tu luyện càng nhanh. Hấp thu liên tục cho đến giới hạn của đan điền.

2/ Nhị bộ phi thăng gồm:

Khuy Niết: Sơ Kỳ — Trung Kỳ — Hậu Kỳ — Viên Mãn

Tịnh Niết: Sơ Kỳ — Trung Kỳ — Hậu Kỳ — Viên Mãn

Toái Niết: Sơ Kỳ — Trung Kỳ — Hậu Kỳ — Viên Mãn

Thiên Nhân Ngũ Suy: Đệ Nhất Suy –> Đệ Ngũ Suy

3/ Tam bộ vô biên – đại năng gồm:

Tứ Không Cảnh:

  • Không Niết: Sơ Kỳ — Trung Kỳ — Hậu Kỳ — Viên Mãn
  • Không Linh: Sơ Kỳ — Trung Kỳ — Hậu Kỳ — Viên Mãn
  • Không Huyền: Sơ Kỳ — Trung Kỳ — Hậu Kỳ — Viên Mãn

Huyền Kiếp ( 9 Kiếp ): Ngoại Kiếp ( 3 Kiếp đầu ) — Nội Kiếp ( 3 Kiếp giữa ) — Hồn Kiếp ( 3 Kiếp cuối )

  • Ngoại Kiếp: Tuyết Kiếp — Phong Kiếp — Lôi Kiếp
  • Nội Kiếp: Trảm Ly Kiếp — Huyết Ảnh Kiếp – Kiếp này chưa hiện đã bị Vương Lâm chém
  • Hồn Kiếp: Thập Tức Khô Thần Kiếp — Hồn Thọ Kiếp — Luân Hồi Kiếp

Không Kiếp = Đại Tôn: Sơ Kỳ — Trung Kỳ — Hậu Kỳ — Viên Mãn

Kim Tôn = Không Kiếp Hậu Kỳ Đỉnh Phong

Thiên Tôn = Không Kiếp Viên Mãn

Dược Thiên Tôn = Không Kiếp Quá Độ

Đại Thiên Tôn = ngưng tụ Thiên Tôn Chi Dương

Bán Bộ Đạp Thiên: Đệ Nhất Đạp Thiên Kiều –> Đệ Cửu Đạp Thiên Kiều

  • Đệ Nhất cầu :dung nhập quy tắc thiên địa vào trong thần thức
  • Đệ Nhị cầu : Đạp Thiên Nhãn
  • Đệ Tam cầu: Vấn Đạo Tâm

4/ Tứ bộ đạp thiên

Review Đánh giá siêu phẩm Tiên Nghịch Cảm ngộ trong Tiên nghịch Vương Lâm cũng không có kỳ ngộ gì nghịch thiên, số phận cũng long đong bị đuổi giết hơn phân nửa truyện, nói kỳ ngộ mà đặc sắc thì chắc nên đề cập đên 3 lần hoá phàm của Vương Lâm, 3 lần hoá phàm này là ngộ đạo tu hành đúng hơn chứ không phải là gặp kỳ ngộ nữa.

Quá trình cảm ngộ ý cảnh là nổi bật, tinh hoa của cả bộ truyện hay nói đúng hơn tinh hoa của Nhĩ Căn tập trung hết vào những lần hoá phàm của Vương Lâm, phải nói là chưa thấy truyện nào vượt qua được tiên nghịch về cảm ngộ.

Trong truyện Nhĩ Căn đều tính toán làm cho Vương Lâm viên mãn mọi nhân quả, tất cả đều có lý giải, đều có con đường cảm ngộ từ thấp tới cao khiến người đọc từ từ thấm và hiểu được ý ẩn bên trong mà tác giả truyền đạt, chứ ko phải hời hợt điểm qua, thậm chí có những cảm ngộ vượt ra khỏi ranh giới nhận thức thông thường, giống như đứng ở 1 góc độ khác mà viết mà cảm nhận.

Tiên Nghịch hay ở chỗ từng nhân vật trong truyện đều có một cuộc đời rất riêng, mỗi người đều mang đậm một nét cá tính làm nên bức tranh Tiên Nghịch tu tiên không hề nhàm chán. Điểm đặc sắc của truyện chính là những lần ngộ đạo và cảm ngộ nhân sinh. “Ngươi sinh ra vào mùa xuân, trưởng thành ở mùa hạ. bệnh lão vào mùa thu. nhắm mắt tại mùa đông.

Ngươi hỏi về xuân hạ thu đông, ta thấy đó chính là sinh lão bệnh tử!” “Mưa sinh ra trên trời, chết rơi về mặt đất, cả quá trình rơi xuống chính là nhân sinh!” “Ranh giới giữa sống và chết thường rất mong manh, có đôi khi rõ ràng đã chết nhưng lại còn sống trong lòng mọi người, có đôi khi rõ ràng còn sống nhưng không có ai để ý tới thì chẳng khác gì đã chết.”

Tu tiên chính là nghịch thiên mà đi, cũng như con đường tu đạo của Vương Lâm vẫn luôn là nghịch thiên cải mệnh: muốn thức tỉnh Lý Mộ Uyển, muốn hồi sinh cha mẹ, muốn báo đáp Tư Đồ Nam… Tu tiên tưởng như vô tình, nhưng lại cực kỳ hữu tình. Nếu chưa từng đọc Tiên Nghịch, bạn sẽ có cái nhìn rất thiếu sót về tu tiên.

Related Posts

Leave a Comment